Quy trình sơn tĩnh điện

KP. 3, Tân Định, Bến Cát, Bình Dương CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CÔNG TY CƠ KHÍ CÔNG NGHIỆP HẢI ÂU
Quy trình sơn tĩnh điện
Ngày đăng: 07/07/2021 03:34 PM

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Thông thường sản phẩm được sơn tĩnh điện là kim loại.
Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau:
Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí)
Sản phẩm sạch rỉ sét.
Sản phẩm không rỉ sét trở lại nhờ lớp kẽm trên bề mặt khi xử lý kẽm phốt phát.
Tạo lớp kẽm bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại.
Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất.

Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau:

- Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.
- Bể rửa nước sạch.
- Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl.
- Bể rửa nước sạch.
- Bể chứa hóa chất định hình bề mặt.
- Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.
- Bể thụ động hóa sản phẩm
- Bể rửa nước sạch.

Các bể này được xây và phủ nhựa Composite.
Sản phẩm sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.

Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn.
Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Sản phẩm được treo trên xe gòng và đẩy vào lò.
Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến, nguyên liệu đốt là Gas.

Bước 3: Sơn sản phẩm
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn.
Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.

Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.

Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm
Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy.
Nhiệt độ sấy: 180 – 200 độ C trong thời gian 20 – 30 phút.
Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.

Bước 5: Kiểm tra và đóng gói sản phẩm
Sản phẩm sau khi được sấy xong để nguội một thời gian, sau đó nhân viên tháo sản phẩm ra khỏi lò và kiểm tra thật kỹ bề mặt sơn trước khi đóng gói.
Nếu sản phẩm nào không đạt sẽ đươc xử lý và sơn trở lại.

Bài viết khác
Công ty Hải Âu - Giải pháp hoàn hảo cho nhu cầu sơn tĩnh điện tại Bình Dương

Công ty Hải Âu - Giải pháp hoàn hảo cho nhu cầu sơn tĩnh điện tại Bình Dương

Bạn đang tìm kiếm một đơn vị gia công sơn tĩnh điện uy tín, chất lượng để nâng cao giá trị sản phẩm của mình? Công ty Hải Âu chính là sự lựa chọn hoàn hảo!

Dịch Vụ Gia Công Sơn Tĩnh Điện cho nội thất tại Bình Dương

Dịch Vụ Gia Công Sơn Tĩnh Điện cho nội thất tại Bình Dương

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nội thất chất lượng và thẩm mỹ, Cơ Khí Hải Âu chuyên cung cấp dịch vụ gia công sơn tĩnh điện hiện đại và chất lượng.

Xu hướng sơn tĩnh điện hiện nay

Xu hướng sơn tĩnh điện hiện nay

Vào thời điểm hiện tại, sơn tĩnh điện (electrostatic powder coating) là một công nghệ phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Sơn tĩnh điện dạng ướt

Sơn tĩnh điện dạng ướt

Sơn tĩnh điện ướt

Tổng quan sơn tĩnh điện

Tổng quan sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện là công nghệ hiện đại được phát minh vào thập niên 1950. Qua nhiều cải tiến bởi các nhà khoa học, các nhà sản xuất chế tạo về thiết bị phun sơn ngày càng hiện đại, nguyên liệu sơn có tính chống gỉ sét cao, đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và màu sắc

Bột sơn tĩnh điện là gì?

Bột sơn tĩnh điện là gì?

Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện, bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia. Phân loại Bột sơn tĩnh điện: Bột sơn tĩnh điện gồm 4 loại phổ biến: Cát (Texture), Mờ (Matt), Bóng (Gloss), nhăn (Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì và có tác dụng gì?

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì và có tác dụng gì?

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nghe đến những sản phẩm là có sơn tĩnh điện, tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết loại sơn đó là gì. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ công nghệ sơn tĩnh điện là gì cũng như những ưu nhược điểm của loại sơn này.

Sơn tĩnh điện dạng nước chất lượng cao

Sơn tĩnh điện dạng nước chất lượng cao

Ở nước ta hiện nay thì ngành sơn tĩnh điện cũng là một ngành rất phổ biến khi mà các công ty cũng như các trang thiết bị máy móc sản xuất đang ngày một nhiều và nhu cầu sử dụng dịch vụ này cũng ngày càng cao. Sơn tĩnh điện hiện nay cũng có hai loại khác nhau đó là sơn tĩnh điện nước và sơn tĩnh điện khô, hai dạng này tuy là cách thức thi công có vẻ hơi khác nhau một chút nhưng cùng có một đặc điểm chung đó chính là bảo vệ tốt nhất cho bề mặt của các vật dụng được sơn tĩnh điện.

So sánh sơn tĩnh điện khô và sơn nước

So sánh sơn tĩnh điện khô và sơn nước

Các đặc điểm để so sánh sơn tĩnh điện khô và sơn nước. Sự giống và khác nhau giữa chúng để chọn ra phương pháp tốt nhất, thích hợp nhất cho vật dụng của mình. Nên sử dụng sản phẩm nào giữa hai loại này?

Những lưu ý khi sử dụng sơn tĩnh điện

Những lưu ý khi sử dụng sơn tĩnh điện

Súng sơn tĩnh điện là thiết bị không thể thiếu trong quá trình thi công lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện hiện nay. Nhờ có loại súng này mà các sản phẩm khi được sơn luôn có mang màu sắc đẹp hơn, đồng đều hơn và có độ bền cao hơn. Đó chính là lí do vì sao, súng phun sơn là một thiết bị có sức hút là vì vậy.

Zalo
Hotline