So sánh sơn tĩnh điện khô và sơn nước

KP. 3, Tân Định, Bến Cát, Bình Dương CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CÔNG TY CƠ KHÍ CÔNG NGHIỆP HẢI ÂU
So sánh sơn tĩnh điện khô và sơn nước
Ngày đăng: 11/08/2021 08:22 AM

Các đặc điểm để so sánh sơn tĩnh điện khôsơn nước. Sự giống và khác nhau giữa chúng để chọn ra phương pháp tốt nhất, thích hợp nhất cho vật dụng của mình. Nên sử dụng sản phẩm nào giữa hai loại này?

Đặc điểm sơn ướt

Sơn ướt là cách nói tắt cho loại sơn hai thành phần. Công nghệ sơn sử dụng dung môi. Dung môi có thể là một chất lỏng hoặc khí khác để tạo thành một dung dịch có thể hòa tan một thể tích dung môi nhất định ở khoảng nhiệt độ quy định nào đó. Đặc biệt, hơi dung môi nặng hơn không khí nên có thể chìm xuống đáy, di chuyển một khoảng cách lớn mà không bị pha loãng nên ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.

Trong quá trình thi công sơn, lượng sơn dư thừa sẽ không thể thu hồi lại để tái sử dụng nên gây tốn kém, chi phí đầu tư cho việc sơn sẽ cao. Mặt khác, do sử dụng dung môi nên khó kiểm soát được lượng sơn bề mặt. Điều đó sẽ khiến cho lớp sơn không đều, chỗ dày chỗ mỏng và dễ bị bong tróc khi sử dụng trong thời gian dài. Sơn ướt chỉ nên sử dụng phủ theo một chiều, ngang hoặc dọc để tạo thẩm mỹ.

Đặc điểm sơn tĩnh điện khô

Sơn tĩnh điện khô còn được gọi tắt là sơn tĩnh điện hay sơn khô, sơn bột. Quá trình sơn được TS.Daniel US Patent phát minh vào khoảng thời gian năm 1945. Chủ yếu sử dụng cho việc phủ bề mặt kim loại. Hiện nay, công nghệ này đã có thể áp dụng cho các vật liệu khác. Sơn bột ra đời với sứ mệnh cải thiện các nhược điểm của sơn ướt.

Sơn bột không mang chất lỏng và có thể tạo ra lớp phủ dày, đều hơn mà không bị chảy xệ hoặc bị chảy. Bề mặt lớp sơn mịn, không có kết cấu và rất đều. Khác với sơn ướt, sơn bột dư thừa trong quá trình sơn có thế được thu hồi hoàn toàn một cách dễ dàng. Có khả năng tái sử dụng. Đây là biện pháp sử dụng rất tốt cho việc tiết kiệm chi phí đầu tư sơn.

Bảng so sánh sơn tĩnh điện và sơn ướt hai thành phần

Sơn tĩnh điện khô Sơn ướt (sơn hai thành phần)
Không sử dụng dung môi Sử dụng dung môi
Tiết kiệm chi phí Chi phí đầu tư sơn cao
Có khả năng tái chế Không có khả năng tái chế
Không gây ô nhiễm môi trường Gây ô nhiễm môi trường
Độ bền cao, khó phai màu Độ bền tương đối, dễ bong tróc thành từng mảng.
Màu sắc đa dạng Màu sắc đa dạng
Dùng chính cho các vật liệu kim loại. Ngoài ra, trên nhựa, thủy tinh,… Dùng được trên hầu hết các loại vật liệu
Thời gian bảo dưỡng nhanh Thời gian bảo dưỡng lâu hơn
Dễ dàng làm sạch khi bột dính trên quần áo Khó làm sạch

 

Mọi chi tiết liên hệ: 

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CÔNG NGHIỆP HẢI ÂU

Xưởng: KP.3, Tân Định, Bến Cát, Bình Dương

Văn Phòng: Số 11, Đường Bàu Bàng, Khu 10, P. Phú Cường, TDM, Bình Dương

Hotline: Mr Luân 0933780707

Email: haiau.sales21@gmail.com 

Website: sontinhdienbinhduong.net - sonnuoctinhdien.vn - sonnuoctinhdien.com - soned.vn

Bài viết khác
Dịch Vụ Gia Công Sơn Tĩnh Điện cho nội thất tại Bình Dương

Dịch Vụ Gia Công Sơn Tĩnh Điện cho nội thất tại Bình Dương

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nội thất chất lượng và thẩm mỹ, Cơ Khí Hải Âu chuyên cung cấp dịch vụ gia công sơn tĩnh điện hiện đại và chất lượng.

Xu hướng sơn tĩnh điện hiện nay

Xu hướng sơn tĩnh điện hiện nay

Vào thời điểm hiện tại, sơn tĩnh điện (electrostatic powder coating) là một công nghệ phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Sơn tĩnh điện dạng ướt

Sơn tĩnh điện dạng ướt

Sơn tĩnh điện ướt

Tổng quan sơn tĩnh điện

Tổng quan sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện là công nghệ hiện đại được phát minh vào thập niên 1950. Qua nhiều cải tiến bởi các nhà khoa học, các nhà sản xuất chế tạo về thiết bị phun sơn ngày càng hiện đại, nguyên liệu sơn có tính chống gỉ sét cao, đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và màu sắc

Bột sơn tĩnh điện là gì?

Bột sơn tĩnh điện là gì?

Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện, bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia. Phân loại Bột sơn tĩnh điện: Bột sơn tĩnh điện gồm 4 loại phổ biến: Cát (Texture), Mờ (Matt), Bóng (Gloss), nhăn (Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì và có tác dụng gì?

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì và có tác dụng gì?

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nghe đến những sản phẩm là có sơn tĩnh điện, tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết loại sơn đó là gì. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ công nghệ sơn tĩnh điện là gì cũng như những ưu nhược điểm của loại sơn này.

Sơn tĩnh điện dạng nước chất lượng cao

Sơn tĩnh điện dạng nước chất lượng cao

Ở nước ta hiện nay thì ngành sơn tĩnh điện cũng là một ngành rất phổ biến khi mà các công ty cũng như các trang thiết bị máy móc sản xuất đang ngày một nhiều và nhu cầu sử dụng dịch vụ này cũng ngày càng cao. Sơn tĩnh điện hiện nay cũng có hai loại khác nhau đó là sơn tĩnh điện nước và sơn tĩnh điện khô, hai dạng này tuy là cách thức thi công có vẻ hơi khác nhau một chút nhưng cùng có một đặc điểm chung đó chính là bảo vệ tốt nhất cho bề mặt của các vật dụng được sơn tĩnh điện.

Những lưu ý khi sử dụng sơn tĩnh điện

Những lưu ý khi sử dụng sơn tĩnh điện

Súng sơn tĩnh điện là thiết bị không thể thiếu trong quá trình thi công lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện hiện nay. Nhờ có loại súng này mà các sản phẩm khi được sơn luôn có mang màu sắc đẹp hơn, đồng đều hơn và có độ bền cao hơn. Đó chính là lí do vì sao, súng phun sơn là một thiết bị có sức hút là vì vậy.

Cần biết sau khi sử dụng hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện

Cần biết sau khi sử dụng hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện

Đây là vấn đề rất quan trọng trước khi khởi động hệ thống, chỉ cần bớt chút thời gian 5-10 phút thôi để kiểm tra toàn hệ thống trước khi khởi động sẽ giảm thiểu rủi do và an toàn lao động cũng như chi phí. Một công ty sẽ đầu tư vốn đáng kể về thiết bị mới và sau đó bị một trở ngại lớn do không đầu tư vào kế hoạch bảo trì của họ.

Bột sơn tĩnh điện và những điều cần biết

Bột sơn tĩnh điện và những điều cần biết

Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu chính trong công nghệ sơn tĩnh điện, nó có những thành phần gì và chắc năng như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này. Bột sơn tĩnh điện là một hợp chất hữu cơ, có những thành phần cơ bản là bột màu, nhựa, chất phụ gia.

Zalo
Hotline